Những biện pháp xử lý túi nilon đã qua sử dụng

2020. 1. 6. 13:45카테고리 없음

Những biện pháp xử lý túi nilon đã qua sử dụng

 

Hiện nay, có rất nhiều dự án nghiên cứu để xử lý rác thải nhựa mà không phải tạo ra tạo ra loại chất thải “thứ cấp” từ các loại rác thải “sơ cấp”. Trong bài viết dưới đây, nhựa Phú Sơn xin giới thiệu một vài cách xử lý rác thải nhựa đang được áp dụng ngày nay.

Tình trạng sử dụng túi nilon hiện nay

Túi nilon được nhà hóa học người Anh Alexander Parkes phát minh và được đưa vào sử dụng vào những năm 50 của thế kỷ XX. Túi nilon được sản xuất từ dầu mỏ với cái tiên thường gọi là Polyethylen (PE). Đây là một loại nhựa rất phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực.

 

Theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới, sản lượng nhựa PE được sử dụng trên toàn cầu hàng năm là khoảng 80 triệu tấn. Hiện nay, nó chủ yếu được sử dụng để sản xuất bao bì nilon để phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người.

Rác thải từ bao bì túi nilon đang là một vấn đề rất nghiêm trọng không những ở Việt Nam mà ở trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển. Chính vì thế, hiện nay đang có rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về việc tìm ra giải pháp xử lý loại rác thải này.

Một số biện pháp xử lý rác thải đang áp dụng

 

a/ Chôn lấp tự nhiên (78,5%): Đây là biện pháp đơn giản nhất, phù hợp với các nước có tình trạng khó khăn do thiếu kinh phí. Nhưng việc chôn lấp tự nhiên lại gây ra một số tác hại với môi trường sống xung quanh. Việc chôn lấp tự nhiên chiến rất nhiều diện tích đất đai trồng trọt và gây ra mùi hôi thối do trong các túi nilon có lẫn tạp chất hữu cơ. Hơn nữa, dịch nước từ nơi chôn lấp rác thải chảy ra gây ô nhiễm nguồn nước. Nhưng đây đang là cách đang được rất nhiều nước áp dụng để xử lý rác thải nhựa.

 

b/ Đốt chất thải nhựa để phát điện: Việc đốt rác thải nhựa đã từng được xem là phải pháp tối ưu nhất trong việc xử lý rác thải. Nó vừa có thể thu hồi được các giá trị từ rác thải, vừa có thể mang lại nhiều giá trị và lợi ích phát triển cho các khu công nghiệp. Nhưng việc đốt rác thải lại gây ra một vấn đề nghiêm trọng khác, đó là ô nhiễm không khí. Việc đốt loại chất thải này sẽ tạo ra một loại khí thải vô cùng độc hại và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của dân cư sinh sống xung quanh.

 

c/ Nhiệt phân: Với cấu trúc nhựa PE có liên kết đơn nguyên tử rất ổn định, khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn 400 độ C, các liên kết sẽ bị tách rời theo nhiều cách khác nhau. Điều này sẽ tạo ra một hỗn hợp của khí, dầu, sáp, than,… Hiện nay, Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật phân hủy nhựa với chất xúc tác là chất hữu cơ để tạo ra loại nhiên liệu diesel, gây tốn ít nhiệt năng hơn. Nhưng biện pháp này có nhược điểm lớn nhất đó chính là phản ứng hóa học quả quá trình này diễn ra rất chậm, tầm khoảng 4 ngày và đòi hỏi rất nhiều chất xúc tác đắt tiền.

 

>>> Xem thêm: Ứng dụng của màng PE trong cuộc sống

d/ Tái chế rác thải nhựa thành vật liệu mới: Công ty Tenjin của Nhật Bản đã tái chế rác tahr nhựa PE trở thành nguyên liệu sản xuất vải và màng mỏng. Doanh nghiệp đã vận hành một cơ sở có công suất xử lý khoảng 62.000 tấn mỗi năm. John Lewis - Anh, lần đầu tiên đã sản xuất ra chiếc khăn tắm làm từ nhựa tái chế có khả năng thấm hút cực tốt và khô rất nhanh. Các nhà nghiên cứu của Anh và Mỹ cũng đã tìm ra được một cấu trúc của enzym tự nhiên có thể làm phân hủy nhựa PE, PP… mở ra cơ hội tái chế hàng triệu tấn nhựa, hiện đang tồn tại trong môi trường. Một công ty ở Áo cũng đã phát triển công nghệ sử dụng enzym để tái chế nhựa PET thành các sản phẩm nhựa chất lượng cao. Trên quy mô toàn cầu, Na Uy hiện đang là quốc gia đi đầu thế giới trong việc tái chế 97% chai nhựa thành nhựa chất lượng cao, 92% trong số đó có thể tiếp tục làm chai đựng nước uống và số lấn tái chế có thể lên tới 50 lần.

 

e/ Làm vật liệu xây dựng. Ở Anh, một kỹ sư đã tái chế rác thải nhựa thành chất liệu ký hiệu là MR6 để làm nhựa đường, có chất lượng tốt hơn 60% và tuổi thọ kéo dài hơn 10 lần so với những tuyến đường nhựa thông thường hiên nay. Ở Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các trường Đại học và Viện nghiên cứu cũng đã tạo ra các vật liệu được tái sử dụng từ rác thải nhựa để đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng như: Xử lý nhựa thành hạt vật liệu để đưa vào cấp phối bê tông; Gạch xây tường; Phối liệu làm tăng độ bền của đường đất trong giao thông nông thôn; Làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…

>>> Xem thêm: Túi nilon HDPE Hải Phòng

Còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại trong xử lý rác thải nhựa trong môi trường hiện nay, chính vì thế, chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ môi trường và môi tường sống của chúng ta.